Mùa hè – mùa của sự vui chơi, mùa đi du lịch đó đây và đặc biệt không thể nào bỏ qua những chuyến đi biển đầy nắng và gió. Và đặc biệt, thứ mà bạn không thể bỏ qua chính là kem chống nắng. Cho dù bạn có dưỡng da chăm chỉ đến mức nào nhưng chỉ cần bỏ qua bước kem chống nắng thì da của bạn sẽ không được bảo vệ tuyệt đối.360 style chia sẻ cho các nàng cách lựa chọn kem chống nắng cho từng loại da sao cho phù hợp.
Tại sao chúng ta phải sử dụng kem chống nắng?
Bước kem chống nắng là bước cuối cùng trong các bước chăm sóc da cho phái nữ, kem chống nắng không chỉ bảo vệ da chúng ta tránh bị tác hại của tia UV từ ánh nắng mặt trời mà còn bảo vệ da chúng ta khỏi những tác nhân gây hại từ thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính…
Không chỉ khi đi ra ngoài bạn mới sử dụng kem chống nắng mà còn phải sử dụng hàng ngày, tia UV từ ánh nắng mặt trời không chỉ chiếu vào da bạn khi bạn ra ngoài mà ngay cả khi bạn ở trong nhà, kem chống nắng cũng giúp làm đẹp và chống lão hóa cho da, vậy nên bạn phải biết cách lựa chọn kem chống nắng cho mặt phù hợp với da mình nhất.
Các chỉ số SPF và PA là gì?
SPF (Sun Protection Factor) để đo khả năng chống tia UVB, chỉ số SPF càng cao thì thời gian ở dưới nắng càng lâu. SPF bảo vệ da được khoảng 10 phút và để biết được độ hiệu quả của kem chống nắng trong bao lâu bạn lấy chỉ số SPF nhân với 10 (Ví dụ: SPF 50 = 50×10=500 phút=8h20phút).
Tuy nhiên, không phải SPF càng cao thì càng tốt vì ngoài ra bạn cũng phải đeo khẩu trang, đeo bao tay để giữ da không tiếp xúc trực tiếp dưới ánh mặt trời tránh bị bỏng do nắng.
Chỉ số SPF tối thiểu là 30 và tối đa là 50.
PA (Protection Grade of UVA) đo khả năng chống tia UVA. Có 3 mức độ là PA+, PA++, PA+++ tương ứng với mức độ chống tia UVA yếu (4h), vừa (8h) và mạnh (12h).
Loại kem chống nắng thường gặp
Có hai loại kem chống nắng phổ biến hiện nay là:
Kem chống nắng vật lý
Kem chống nắng hóa học
Vậy làm sao để phân biệt được hai loại kem chống nắng này, ưu nhược điểm của từng loại là gì?
Kem chống nắng vật lý có nguyên lý hoạt động là tạo lớp màng chắn bảo vệ giúp ngăn chặn, phát tán và phản xạ tia UV. Lớp kem nằm trên bề mặt da như một lớp áo khiên chắn có khả năng phản xạ lại tia cực tím. Thành phần chính của kem chống nắng vật lý là Zinc oxide và Titanium dioxide
Ưu điểm của kem chống nắng vật lý: có chứa thành phần lành tính cho da, ít gây kích ứng và bền vững dưới nắng.
Nhược điểm: Vì để lại lớp kem chống nắng trên bề mặt da khiến da bạn trông trắng hơn màu da bình thường của mình, hiện nay để cải thiện nhược điểm này, có nhiều loại kem chống nắng vật lý sử dụng vi hạt để hạn chế để lại lớp kem trắng trên da. Tuy nhiên, kem chống nắng vật lý có thể nâng tone da tùy theo sản phẩm mà bạn lựa chọn.
Kem chống nắng hóa học: chúng hoạt động như một lớp màng lọc hóa học bằng cách hấp thu và thẩm thấu các tia UV, sau đó sẽ xử lý và phân hủy, phóng thích các tia UV tránh các tia này làm tổn hại đến da. Thành phần chính bao gồm avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone… tuy nhiên bạn không cần phải nhớ chính xác đâu vì nếu trong thành phần không có Zinc Oxide và Titanium Dioxide thì nó chính là kem chống nắng hóa học.
Ưu điểm: thấm nhanh vào da, không để da bị bóng dầu và trắng bật tông như kem chống nắng vật lý.
Nhược điểm của kem chống nắng hóa học này là không bền vứng dưới nắng, cứ cách 2 tiếng bạn phải thoa kem một lần, mỗi lần thoa phải chờ từ 15-20 phút thì mới ra ngoài trời.
Cách lựa chọn kem chống nắng cho từng loại da
Da dầu
Đối với loại da dầu thì khuyết điểm là lỗ chân lông to nên lượng dầu tiết ra nhiều, nếu mà phải để lớp kem dày trên mặt thì da sẽ dễ bị bí tắc lỗ chân lông đồng thời dễ sinh ra mụn. Thêm vào đó, khi lớp dầu tiết ra sẽ làm loang lổ lớp kem chống nắng sẽ khiến da không đều màu. Bạn nên lựa chọn các loại kem chống nắng có chứa từ “No Sebum” (không gây nhờn) hoặc “Oil Free” (không dầu) trên bao bì, hoặc các loại kem chống nắng dạng gel hoặc dạng xịt để tránh gây bí da.
Nếu da bạn không có vấn đề về mụn hoặc da quá nhạy cảm thì bạn có thể sử dụng kem chống nắng hóa học có kết cấu mỏng nhẹ, có độ thấm hút nhanh không gây bết dính.
Những loại kem chống nắng phù hợp với làn da dầu:
Innisfree Eco Safety No Sebum Sunblock SPF35
La Roche Posay Anthelios XL Anti-Shine Dry Touch Gel Cream SPF50
Skinfood Gold kiwi no sebum SPF35
The Face Shop Natural Sun Aqua Sun Gel SPF40
The Face Shop Natural Sun Oil Cut SPF40
Bioré UV Aqua Rich Watery Essence SPF50
Da mụn
Đối với da mụn thì việc lựa chọn mỹ phẩm cần phải rất cẩn trọng, vì làn da có nhiều khuyết điểm và da đang bị tổn thương. Với làn da này cần phải chọn kem chống nắng thích hợp để tránh tối đa sự viêm nhiễm và bít tắc lỗ chân lông.
Bạn cần chọn kem chống nắng có chứa từ “Non-Comedogenic” (không gây bít lỗ chân lông), cần tránh xa các loại kem chống nắng có chứa chất tạo mùi, hương liệu, oxybenzone, cồn… và cả kem chống nắng hóa học. Bạn cũng không nên dùng những loại kem nhờn bóng, dạng gel mà thay vào đó nên sử dụng kem chống nắng có kết cấu nhẹ và không chưa dầu.
Với da mụn và dễ bị bít lỗ chân lông thì kem chống nắng vật lý (chứa zinc oxide và titanium oxide) là sự lựa chọn tốt hơn hẳn kem chống nắng hóa học.
Loại kem chống nắng phù hợp với làn da mụn:
Avene High Protection Cleanance Sunscreen SPF30
Dermalogica dòng MediBac Clearing Oil Free Matte SPF30
Dermalogica Super Sensitive Shield SPF30
Eucerin Sun Fluid Mattifying SPF 50+
Da khô
Da khô là tình trạng da bị thiếu nước và mất cân bằng độ ẩm dẫn đến các cảm giác như bong tróc da, căng rất, đỏ,… rất khó chịu.Đối với da khô thì trước khi sử dụng kem chống nắng bạn cần phải thoa lên da một lớp kem dưỡng để cấp ẩm cho da cũng như tránh việc da thiếu nước, gây bong tróc da.
Loại kem chống nắng phù hợp với da khô:
Aveeno – Natural Protection Lotion Sunscreen with Broad Spectrum SPF 50
Ultraceuticals – Ultra UV Protective Daily Moisturiser SPF 30 Hydrating
Innisfree Perfect UV Protection Cream Long Lasting/ For Dry Skin
Da hỗn hợp
Lựa chọn kem chống nắng cho loại da hỗn hợp này thực sự rất nan giải, nếu bạn chọn loại kem chống nắng có chứa nhiều độ ẩm cho da thì vùng da khô sẽ căng mịn, được cấp ẩm tuyệt đối nhưng vùng chữ T sẽ bị đổ dầu da trở nên bóng loáng và dễ sinh mụn do bí lỗ chân lông bởi dầu thừa. Tuy nhiên, nếu lựa chọn một loại kem chống nắng có chứa chức năng kiềm dầu thì vùng đổ dầu được kiềm lại hoàn hảo nhưng vùng da khô lại cảm thấy bí bách khó chịu sau một ngày dài.
Vậy những loại kem chống nắng sau đây, phù hợp với làn da hỗn hợp “khó tính”:
Murad City Skin Age Defense Broad Spectrum SPF 50 PA++++
Anessa Perfect UV Sunscreen Skincare Milk
Innisfree Perfect UV Protection Cream Triple Care SPF 50+ PA++++
Missha All Around Safe Block Soft Finish Sun Milk SPF50
The Saem Eco Earth Power Pink Sun Cream SPF50+ PA++++
Cách lựa chọn kem chống nắng phù hợp cho từng làn da thực sự rất quan trọng để tránh gây kích ứng da cũng như làm da cho không bị nhờn rít khó chịu suốt một ngày dài. 360 style hy vọng rằng các bạn nữ sẽ lựa chọn cho mình kem chống nắng phù hợp với từng loại da để làn da được thoải mái vui chơi trong mùa hè sôi động này nhé!